Trong đời sống hàng ngày nam châm ứng dụng trong việc hút sắt thép phế thải, trong giảng dạy nam châm dùng làm đồ thí nghiệm lực từ, dùng gắn tranh ảnh lên bảng từ; ngành công nghiệp nam châm điện nam châm nâng đem lại hiệu quả kinh tế cao … ngoài ra nam châm còn ứng dụng làm đồ chơi trẻ em, gắn hình chữ lên tủ lạnh, nam châm làm phi tiêu giải trí …
Bộ sản phẩm làm bằng nam châm nên không
nhọn, không gây nguy hiểm cho người chơi (nhất là trong điều kiện đối
tượng chơi là trẻ em, hoặc sử dụng trong 1 không gian chật hẹp). Bảng
phi tiêu gồm 2 mặt với các hình thức tính điểm khác nhau, tăng thêm sự
đa dạng cho trò chơi.
Nam châm phi tiêu đen trắng
Ngoài ra, bảng phóng được làm bằng da nên dễ dàng trong việc treo lên cũng như xếp gọn lại để cất đi.
1. LỊCH SỬ CỦA THUẬT NÉM PHI TIÊU:
http://namchamdatviet.com/
Khó có thể nói đích xác thời điểm xuất hiện
của thuật ném phi tiêu ở Nhật bản. Thời xa xưa, phụ nữ Nhật đã biết sử
dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken) và cây trâm
cài tóc (Kazashi). Dao và trâm thường dài độ 8-9cm và trong tầm gần,
chúng có thể được ném đi như phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất dấu,
mũi bén nhọn thường tẩm thuốc độc, một cây trâm cài tóc khi hữu sự trở
nên vô cùng nguy hiểm. Thuật ném phi tiêu Shuriken-Jutsu (Shuriken: phi
tiêu; Jutsu: nghệ thuật) bắt nguồn từ cách sử dụng những mũi dao nhọn
làm bằng sắt hay thép dài từ 7-22cm. Sau đó là sự phát triển của đoản
kiếm (Tanto) và cuối cùng lại trở về với phi tiêu. Có thể đoản kiếm
không được chuộng vì đắt tiền và không tiện để ném, không thể mang theo
người nhiều như phi tiêu. Hiện nay võ Nhật có 3 trường phái sử dụng phi
tiêu được biết đến nhiều nhất: Negishi-ryu, Shirai-ryu vàChisin-ryu.
2. CÁC LOẠI PHI TIÊU KHÁC NHAU:
Căn cứ vào hình dạng, chúng ta có khoảng 20 loại phi tiêu. Có loại nhọn 1
đầu, có loại nhọn cả 2 đầu; dài, ngắn, dầy, mỏng…khác nhau. Dù mang
hình dáng nào, phi tiêu cũng phải đáp ứng được hai đòi hỏi tiên quyết: –
Gọn, nhỏ dễ mang theo người. Khi được ném ra, chúng phải khó thấy để né
tránh. Điều nầy giải thích tại sao khi sử dụng phi tiêu, người ta
thường để cho địch thủ đến gần. Khoảng cách càng ngắn, tiêu ném càng
chính xác, bất ngờ.
3. CẦM PHI TIÊU:
Phi tiêu được nằm gọn trong lòng bàn tay với 4 ngón duỗi thẳng, ngón cái
giữ phi tiêu ở vị trí cố định. Đầu nhọn có thể hướng ra phía đầu ngón
tay hay quay về phía cổ tay. Nếu nhắm vào mục tiêu ở gần, ta để cho phần
mũi nhọn ló ra khỏi các đầu ngón tay nhiều và ngược lại, ta cầm phi
tiêu với mũi nhọn thấp khi muốn ném xa.
4. KỸ THUẬT NÉM PHI TIÊU:
Kỹ thuật ném phi tiêu
Trước hết, khi ném phải giữ cổ tay thật thẳng. Nếu bạn cong hay quặc cổ tay, mũi phi tiêu sẽ xoáy quá đà trên đường tới đích.
Kế đến là khoảng cách từ bạn đến đích. Kỹ thuật ném thay đổi tùy theo
khoảng cách xa hay gần. Phi tiêu khi được ném ra sẽ xoay theo vòng tròn
trước khi chạm đích. Bạn phải tính toán được số vòng quay của phi tiêu
tùy theo đích ném xa hay gần. Ở tầm ném gần, phi tiêu chỉ xoay 1/2 vòng
trước khi đến đích. Ở khoảng cách xa, phi tiêu sẽ xoay 1 vòng hay nhiều
vòng. Nếu ném gần, chú ý cách cầm phi tiêu với mũi nhọn ra khỏi đầu ngón
tay nhiều, bước chân bỏ tới rộng, chồm người về phía trước khi ném, phi
tiêu sẽ đi nhanh và mạnh hơn.
5. Nam châm sử dụng trong phi tiêu
Nam châm viên làm phi tiêu
Trong trò chơi này nam châm được sử dụng là dạng nam châm viên có độ dày tương đối nhỏ , lực hút vừa phải đến mạnh..
………………………………………………………………………..
Thông tin chi tiết về sản phẩm nam châm làm phi tiêu cũng như đặt hàng Quý khách hãy liên hệ:
NAM CHÂM ĐẤT VIỆT
Add : 257 Trần Cung - Bắc Từ Liêm - HN
Website http:\\namchamdatviet.com
Sale : Mr Nguyên
Mobile : 0984.896.448
Rất mong được phục vụ quý khách !